Bài viết

Trưởng thành là một quá trình … giết cha.

Cách đây 5 – 6 năm, thời mình đang dành cả tuổi thanh xuân để tìm “lẽ sống”, và đã có cơ may xem được toàn bộ video buổi nói chuyện của Nhà nghiên cứu Triết học – học giả Bùi Văn Nam Sơn nói về chủ đề “Khai Sáng và Trưởng Thành”. Trong buổi nói chuyện này ông Sơn đã nói đến một khái niệm về trưởng thành của một nhà Triết học người Đức tên là Theodor W. Adorno có nội dung ” Trưởng thành là một quá trình giết cha “. Câu nói này đã ám ảnh mình từ khi đó cho đến tận bây giờ.

Theo ông Adorno thì mỗi con người đều có một hình tượng, một ” người cha” tinh thần, luôn có sự ảnh hưởng đến quyết định, cách hành xử và sự thể hiện của chính người đó đến các hiện trượng bên ngoài. Vậy người trưởng thành là người sẽ phải vượt qua, chiến thắng, hay còn gọi là phải giết chết ” người cha” đó để tự mình quyết định, tự mình hành xử theo suy nghĩ của chính bản thân mình. Có thể gọi quá trình ” giết cha” này là sự khai sáng hay còn gọi khai minh.

Trong khả năng cho phép ở bài viết này mình chỉ muốn nói về vấn đề trưởng thành, về cách nhìn nhận tính cách và quá trình khai sáng của chính bản thân mình cũng như của người xung quanh.
Theo quan điểm của mình (thực ra là chọn lọc từ nhiều quan điểm khác” thì tính cách mỗi người được hình thành từ 3 yếu tố:
– Do ảnh hưởng của di truyền, của ” người cha” đầu tiên.
– Do ảnh hưởng của môi trường sống, có thể tác động vào ý thức. Các hành xử của người này với người khác dẫn đến một kinh nghiệm của chính mỗi người.
– Do ảnh hưởng của việc giáo dục và tự giáo dục, có thể bắt gặp nhiều ” người cha” khác, như thần tượng của mỗi người, người nào đó họ ngưỡng mộ.

Viết đến đây rồi mình bắt đầu thấy có vẻ ” em đi xa quá” rồi, vì thực sự là vấn đề mình tự nhiên thích viết quá rộng lớn và mông lung :D.

Như vậy nếu cả 3 yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến tính cách, thì mỗi chúng ta làm sao để ” trưởng thành ” được , để ” giết cha” được, làm sao để biết được là chúng ta đã ” trưởng thành” đã “giết cha” ? đây quả là một câu hỏi cực kì khó. Mình cũng không có ý sẽ trả lời bằng hết được câu hỏi này đâu :D.
Vấn đề ở đây mình nói là về việc sẽ luôn luôn tự giáo dục, luôn luôn tự thức tỉnh để không bị giống như các ” người cha” của mình.
Thường khi quen, biết, có có mối quan hệ (lâu dài) với người khác, mình thay thường quan tâm đến nhiều khía cạnh của mỗi người, quan tâm đến xuất thân, đến hoàn cảnh gia đình, đến ba, mẹ, đến các mối quan hệ xã hội khác của mỗi người. Hoặc có  “điều kiện” mình sẽ quan sát chính các vấn đề của gia đình, của ba mẹ người đó. Một điều mình rút ra và nghiệm lại chính xác rằng, tính cách của người đó luôn có ảnh hưởng bởi gia đình, bởi ba hoặc mẹ người đó. Trong một hoàn cảnh nào đó họ sẽ thể hiện vô thức cách hành xử giống như “người cha” của họ.
Ngay cả chính bản thân mình hoặc mình nhìn thấy từ anh, chị ruột của mình cũng vậy, trong một hoàn cảnh nào đó, rất dễ đoán việc họ sẽ đưa ra quyết định, hành xử với vấn đề giống với ông bà già đã từng hành xử.
Nói tóm lại việc ” giết cha” thực sự là rất khó khăn, với bản thân mình chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian hơn, ví dụ như cần tránh hoàn toàn các lối ” tư duy nông dân”, thích sự an toàn, thích sự chắc chắn, không ưu thích mạo hiểm của ông bà già, ví dụ như tránh được việc” dễ nổi nóng” của ông già… mấy vấn đề này cho dù mình nghĩ mình nhận ra được nhưng thực sự là vẫn chưa ” giết ” được….
Có lẽ điều quan trọng mình nghĩ vẫn là sự thức tỉnh liên tục, để biết mình đang là ai, và luôn có gắng “giết cha” thì một ngày nào đó mình sẽ giết được và sẽ trở thành một người ” đáng giết” của người khác 😀

Trích dẫn ưu thích liên quan:
– Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình.
– Con người khi trưởng thành, góc cạnh tất nhiên phải bị mài mòn.
– Hãy cho tôt biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào.
– Hãy cho tôi biết ba (mẹ) của bạn là ai. tôi sẽ nói cho bạn biết bạn “có thể” là người như thế nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *